VIMARU MARINE ENGINEERING FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới

2 posters

Go down

Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới Empty Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới

Bài gửi by Louis Vuitton 4/21/2009, 20:40

1. Tổng quan về nước dằn tàu (ballast water) và ảnh hưởng của việc thải nước dằn tàu trên thế giới.

Các loài sinh vật biển được vận chuyển và xâm nhập vào môi trường mới thông qua hoạt động chở nước dằn của các tàu hoạt động trên biển và đại dương, dính với vơí vỏ tàu, và thông qua một số con đường khác nữa được xác định là 1 trong những nguồn chính đe doạ đại dương trên thế giới. Ba nguồn khác là ô nhiễm biển từ các nguồn trên bờ, việc khai thác ồ ạt các tàu nguyên sống của biển, và sự phá huỷ hoặc thay đổi môi trường sống tự nhiên của đại dương.

Hiện nay, ngành vận tải biển vận chuyển 80%~85% khối lượng hàng hoá lưu thông trên toàn thế giới, với khoảng 3 ~ 5 tỷ tấn hàng hàng năm và một khối lượng tương tự như vậy được vận chuyển nội trong các nước và khu vực.

Nước dằn là yếu tốt tuyệt đối quan trọng đối với sự vận hành an toàn của con tàu. Nó giúp cho các con tàu có sự cân bằng ổn định khi hoạt động ở chế độ không có hàng hoặc ít hàng. Tuy nhiên, nước dằn tàu chính là mối đe doạ vô cùng lớn đối với hệ sinh thái và môi trường biển, dẫn đến hậu quả to lớn cho sức khoẻ con người cũng như nền kinh tế thế giới.

(+)Khái niệm nước dằn tàu (ballast water):

Vật dằn là bất kỳ vật nặng nào đó được sử dụng cho mục đích làm gia tăng sức nặng hoặc/và cân bằng cho một vật thể khác. Thời xa xưa, khi đế quốc Hà Lan xâm lược Indonesia, ở Indonesia chưa làm được gạch, người Hà Lan đã đóng những con thuyền buồm lớn và dùng gạch để làm vật dằn để vận chuyển hàng hoá đến Indonesia và đồng thời dùng gạch đó để xây nhà tại Indonesia. Các đoàn thuyền hồi đó chỉ đi theo một chiều và không quay trở lại Hà Lan.
Tàu, thuyền đã sử dụng các vật cứng như đá, cát, kim loại để dằn tàu trong hàng ngàn năm như ở ví dụ trên. Tuy nhiên, việc sử dụng các vật thể cứng đó để dằn thật sự không thuận tiện. Sau này, khi công nghệ và kỹ thuật phát triển, nước đã được đưa vào sử dụng để dằn tàu thay cho việc sử dụng các vật thể rắn như trên. Nước dằn trên tàu đảm bảo được sự ổn định của kết cấu tàu, đảm bảo cho sự cân bằng (hạ thấp trọng tâm tàu, giảm chiều cao tâm nghiêng, vân vân), đảm bảo hiệu số mớn nước mũi và lái, .....

Khi tàu không chở hàng, hoặc chở quá ít hàng, người ta bơm nước vào các két chuyên dụng trên tàu (ballast water tanks). Khi tàu lấy hàng (loading) thì người ta lại xả nước ra.
Ví dụ, một tàu chạy từ Việt Nam, chở gạo đi Nhật. Khi đến Nhật, tất cả gạo được bốc lên cảng và nước được bơm vào các khoang chuyên dụng để đảm bảo ổn định cho con tàu khi hành trình ngược trở về Việt Nam. Khi tàu về đến Việt Nam, tàu tiếp tục nhận gạo để chở đi Nhật. Khi xếp gạo xuống tàu, người ta lại bơm nước dằn ra. Vậy có nghĩa là nước biển đã được mang từ Nhật về Việt Nam cùng với vô vàn các loại sinh vật có trong nước biển đó.
Hiện nay, tại hầu hết các cảng, chính quyền cảng yêu cầu tất cả các tàu phải đổi toàn bộ nước dằn tàu từ ngoài biển (cách xa bờ 1 vài trăm hải lý) trước khi đưa tàu vào cảng, để tránh gây ô nhiễm cho cảng.
Tuy nhiên, xét về tính toàn cầu thì trong ví dụ trên, nước dằn cùng với vô vàn các loại sinh vật được mang từ Nhật thải ra đại dương gây ô nhiễm đại dương. Nước từ đại dương chở về các cảng thì lại gây ảnh hưởng để hệ sinh thái của biển tại khu vực cảng (do xuất hiện nhiều loại sinh vật mới từ đại dương).
Louis Vuitton
Louis Vuitton
Thợ máy
Thợ máy

Tổng số bài gửi : 60
Age : 34
Location : «Ñói—†hỲ—ÇhẮç—jÌ—ßạN—Đã—ßjế†»→→→Ở KiA Kìa....۩۞۩
Registration date : 06/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới Empty Những vấn đề nghiêm trọng về môi trường phát sinh từ việc nước dằn chứa các loài thuỷ sinh

Bài gửi by Louis Vuitton 4/21/2009, 20:41

Trải qua nhiều thiên niên kỷ, các loài thuỷ sinh được phân tán ra toàn bộ các biển và đại dương theo phương pháp tự nhiên dựa theo dòng chảy hoặc/và bám dính vào các vật trôi nổi trên biển.

Tuy nhiên, do các rào cản tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, đất liền đã ngăn cản quá trình phân tán của các loài thuỷ sinh. Và kết quả là chúng ta có được một hệ sinh thái đa dạng, đặc thù tại mỗi vùng như ngày nay. Rào cản đặc biệt lớn nhất chính là vành đai nhiệt đới đã tách biệt hai vùng ôn đới với các vùng nước lạnh phía Bắc và phía Nam bán cầu. Điều này tạo ra sự phát triển độc lập của 2 vành đai ôn đới, dẫn đến khác biệt hoàn toàn về hệ sinh vật biển giữa 2 vùng Bắc và Nam.

Ở vùng nhiệt đới, các loài sinh vật biển không gặp phải rào cản này. Điều đó được chứng mình bằng sự đa dạng sinh vật biển biến đổi tương đối đồng nhất ở vành đai nhiệt đới (từ Ấn Độ đến Thái Bình Dương, từ bờ Đông châu Phi đến bờ Tây Nam Mỹ. Đã hàng ngàn năm nay, con người cũng góp phần trợ giúp cho việc này một cách gián tiếp khi các loài sinh vật biển di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác trong vành đai nhiệt đới bằng cách bám vào thân tàu (các con tàu ngày trước chủ yếu chỉ có khả năng hoạt động ở vùng nhiệt đới).

Sau này, việc sử dụng nước biển để dằn tàu, việc đóng được những con tàu lớn hơn, chạy nhanh hơn để có thể đến bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong khoảng thời gian trên dưới một tháng, đã góp phần vào việc phá huỷ các rảo cản tự nhiên, giúp các sinh vật có thể vượt qua được các rào cản đó để di chuyển sang môi trường mới thông qua nước dằn tàu.
Đây có thể coi chính là chiếc cầu nối tuyệt vời nhất cho các loài sinh viên biển dỡ bỏ các rào cản tự nhiên. Các sinh vật biển từ vùng ôn đới được đưa đến vành đai nhiệt đới. Một số loài sinh vật vô cùng lạ chỉ có ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, nay đã có điều kiện vượt qua rào cản vành đai nhiệt đới để di chuyển xuống vùng ôn đới phía Nam bán cầu và ngược lại. Điều kiện thời tiết và khí hậu ở vùng ôn đới phía Bắc và phía Nam là gần như nhau. Vậy nên các loài sinh vật ở vùng ôn đới phía Bắc, khi đã vượt qua được rào cản tự nhiên (vành đai nhiệt đới) thì khả năng sống sót ở vành đai ôn đới phía Nam là rất cao (do có sự tương đồng về điều kiện nhiệt độ, khí hậu,...).

Người ta dự đoán, có ít nhất 7000 loài sinh vật biển khác nhau đang được vận chuyển trong các két nước dằn tàu của các con tàu trên toàn thế giới.

Phần lớn các sinh vật được vận chuyển trong két dằn tàu đều không thể sống sót trong suốt thời gian tàu hành trình, do chu kỳ xả nước dằn, do môi trường trong két nước dằn không thích hợp cho sự tồn tại của các sinh vật. Các sinh vật sống sót sau quá trình trên và được xả ra ngoài môi trường mới theo nước dằn tàu thì cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tồn tại và thích nghi trong môi trường mới (kể cả khả năng bị các loài sở tại ăn thịt).

Tuy nhiên, khi gặp yếu tố thuận lợi thì các sinh vật sống sót sau quá trình trên có thể tái tạo và phát triển một quần thể mới trong môi trường mới và đôi khi tạo thành các bộ phận gây hại cho hệ sinh thái sở tại. Từ đó, toàn bộ hệ sinh thái sở tại bị thay đổi.

Ở Mỹ, loài Dreissena Polymorpha đã xâm nhập 40% vùng nội thuỷ của Mỹ, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nội thuỷ của Mỹ. Từ năm 1989 đến năm 2000, người Mỹ đã tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD để khắc phục việc này.

Ở Úc, loài tảo bẹ châu Á (trước đây chỉ có ở châu Á) Undaria Pinnatifida đã nhanh chóng chiếm vùng nước mới và thay thế gần như toàn bộ quần thế sinh vật sống tại đáy biển.

Ở Biển Đen, các giống sứa Bắc Mỹ Mnemiopsis di cư theo nước dằn tàu đến Biển Đen, có lúc đã đạt đến mật độ 1kg/m2. Chúng đã làm suy kiệt các loài sinh vật phù du tại Biển Đen đến mức huỷ hoại toàn bộ ngành thuỷ sản Biển Đen.

Ở một số nước khác, các loài tảo nhỏ, tảo lạ, thuỷ triều đỏ (các loài trùng roi độc hại) đã xâm nhập vào cơ thể các loài động vật nuôi có vỏ cứng (sò). Khi ăn phải gây tê liệt, thậm chí gây tử vong.

Có hàng ngàn loài thuỷ sinh được vận chuyển từ nơi này sang nơi khác trên khắp các biển và đại dương thông qua nước dằn tàu. Chủ yếu là các loài có kích thước nhỏ có thể lọt qua cửa hút và bơm nước dằn tàu (bơm ballast). Chúng gồm các loài vi trùng, vi khuẩn, trứng, các loài động vật không sương sống nhỏ, các nang và ấu trùng của nhiều loài động thực vật khác nhau.

Vấn đề thực tế càng tồi tệ hơn khi có rất nhiều loài không có khả năng di chuyển xa nhưng chúng lại trải qua nhiều giai đoạn sống, trong đó có giai đoạn là dạng sinh vật phù du. Nhưng loài này khi trưởng thành có thể sống gắn chặt với đáy biển, và cũng không thể chui qua cửa hút của bơm ballast và qua bơm ballast vì kích thước khá lớn. Thế nhưng, ở giai đoạn phù du, chúng vẫn có khả năng di chuyển xa nhở chui vào được két nước dằn của tàu và được mang đi khắp nơi trên thế giới.

Danh sách các loài gây hại xuất hiện trên các vùng nước mà trước đây chúng không hề có mặt tại đó đang ngày càng dài ra. Hàng trăm ví dụ về ảnh hưởng nghiêm trọng và to lớn của chúng đối với hệ sinh thái, sức khoẻ con người trên toàn cầu và nên kinh tế thế giới đã được nêu ra. Người ta còn e ngại rằng bệnh truyền nhiễm như dịch tả cũng có thể được vận chuyển qua đường nước dằn. Có nhiều minh chứng về nhiều loại sinh vật lạ có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, kinh tế, và sức khoẻ của con người khi được đưa đến môi trường có con người sinh sống.

Các loại ô nhiễm khác như tràn dầu thì đều có thể có biện phải cải thiện và phục hồi lại môi trường, nhưng ảnh hưởng của các loài thuỷ sinh xâm nhập gần như là không thể khôi phục được.

Xin mời đọc thêm một bài viết cách đây 4 năm trên VietnamNet: http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/xuhuon ... 05/156314/
Louis Vuitton
Louis Vuitton
Thợ máy
Thợ máy

Tổng số bài gửi : 60
Age : 34
Location : «Ñói—†hỲ—ÇhẮç—jÌ—ßạN—Đã—ßjế†»→→→Ở KiA Kìa....۩۞۩
Registration date : 06/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới Empty Re: Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới

Bài gửi by trieuminh 4/22/2009, 21:28

Đề nghi louis vịtcon viết đúng nội dung thảo luận nha
Mình nghĩ đây chỉ là một bài để mọi người tham khảo thì không nên viết ở phỳân thảo luận

trieuminh
Thợ máy
Thợ máy

Tổng số bài gửi : 59
Registration date : 15/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới Empty Re: Hoạt động quản lý, kiểm soát nước dằn tàu trên thế giới

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết