giúp em với thầy Dũng ....
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
giúp em với thầy Dũng ....
em thấy ở nồi hơi sau khi hơi bão hoà đi qua dàn sấy hơi để trở thành hơi quá nhiệt mang đi sử dụng ,nhưng còn một phần hơi sử dụng nhưng vẫn con nhiệt thì đươc đưa qua bầu ngưng để làm mát ngưng tụ thành nước rồi lại được cấp vào trong nồi hơi tạo thành một vòng tuần hoàn ,vậy tại sao mình không đưa luôn phần hơi thừa đó vào đường cấp hơi luôn ,đỡ phải qua nhiều thiết bị như bầu ngưng ,trở lại nồi hơi rồi lại mất công cấp nhiệt cho phần hơi đã được ngưng tụ đó.
chau_mkt47dh2- Thực tập sinh
- Tổng số bài gửi : 12
Registration date : 18/03/2009
Re: giúp em với thầy Dũng ....
chau_mkt47dh2 đã viết:em thấy ở nồi hơi sau khi hơi bão hoà đi qua dàn sấy hơi để trở thành hơi quá nhiệt mang đi sử dụng ,nhưng còn một phần hơi sử dụng nhưng vẫn con nhiệt thì đươc đưa qua bầu ngưng để làm mát ngưng tụ thành nước rồi lại được cấp vào trong nồi hơi tạo thành một vòng tuần hoàn ,vậy tại sao mình không đưa luôn phần hơi thừa đó vào đường cấp hơi luôn ,đỡ phải qua nhiều thiết bị như bầu ngưng ,trở lại nồi hơi rồi lại mất công cấp nhiệt cho phần hơi đã được ngưng tụ đó.
mình có chút ý kiến về câu hỏi này có gì sai mong mọi người bổ sung
như bạn bít đó hơi sau khi công tác mặc dù nhiệt độ khá cao nhưng sau khi đi công tác thì áp suất hơi giảm xuống (năng lượng của dòng hơi đã giảm đi đáng kể do truyền cho phụ tải(tua bin hơi chẳng hạn)) hơn nữa hơi sau công tác thông số hơi giảm xuống nếu tiếp tục đưa vào đường cấp hơi luôn thi khi đó nó có thể bị ngưng tụ khi đi công tác tiếp lần 2 gây ra tác hại đặc biệt với tuabin hơi nó gây ra hiện tượng thủy kích làm tuabin bị rung động gây hỏng tua bin.... Do vậy hơi sau công tác dù vẫn còn nhiệt nhưng vẫn phải đưa về thiết bị ngưng tụ và sau đó đươc đưa về nồi hơi như bạn đã nói ở trên.Tuy nhiên để tăng hiệu suất của nồi hơi thì nhiệt độ của nước ngưng phải lớn tức là nhiệt lượng hơi sau công tác trao cho nước làm mát không quá lớn......
smile- Thực tập sinh
- Tổng số bài gửi : 32
Age : 36
Registration date : 18/03/2009
Re: giúp em với thầy Dũng ....
Đúng rồi đó. Ở đây, các em phải nắm rất chắc nguyên lý của chu trình Rankine.
Hơi đã đi công tác rồi, muốn công tác tiếp được thì phải được cấp năng lượng một lần nữa. Như vậy, không phải hơi đã công tác thì không được đưa trở lại dùng nữa, mà là có. Nhưng muốn vậy, hơi này phải được quá nhiệt lần nữa (điển hình là chu trình Rankine có quá nhiệt trung gian). Nếu em đưa hơi trở lại luôn đường cấp hơi trước tua bin mà không cho quá nhiệt thì chính bản thân lượng hơi đó lại lấy đi một phần nhiệt lượng của dòng hơi mới, điều này sẽ dẫn đến cái gì thì smile đã nói rồi đó.
Vậy, thực ra sử dụng chu trình Rankine có quá nhiệt trung gian hoặc có hồi nhiệt tốt hơn rất nhiều, mà trên thực tế là người ta sử dụng những chu trình này đấy. Tuy nhiên, với những hệ thống nhỏ, chỉ cần sử dụng chu trình Rankine cơ bản là được rồi vì công suất và thông số hơi yêu cầu không cao. Khi đó nhiệt lượng còn lại của hơi sau công tác không lớn lắm và nhiệt thải ra trong bầu ngưng cũng không quá lớn.
Những hệ động lực để lai tua bin, máy phát điện thực tế thì chu trình phức tạp hơn nhiều, còn những hệ thống chỉ sản xuất hơi bão hòa nhằm hâm, sấy... thì gọn nhẹ, đơn giản hơn (ví dụ như hệ thống nồi hơi ở khoa mình).
Hơi đã đi công tác rồi, muốn công tác tiếp được thì phải được cấp năng lượng một lần nữa. Như vậy, không phải hơi đã công tác thì không được đưa trở lại dùng nữa, mà là có. Nhưng muốn vậy, hơi này phải được quá nhiệt lần nữa (điển hình là chu trình Rankine có quá nhiệt trung gian). Nếu em đưa hơi trở lại luôn đường cấp hơi trước tua bin mà không cho quá nhiệt thì chính bản thân lượng hơi đó lại lấy đi một phần nhiệt lượng của dòng hơi mới, điều này sẽ dẫn đến cái gì thì smile đã nói rồi đó.
Vậy, thực ra sử dụng chu trình Rankine có quá nhiệt trung gian hoặc có hồi nhiệt tốt hơn rất nhiều, mà trên thực tế là người ta sử dụng những chu trình này đấy. Tuy nhiên, với những hệ thống nhỏ, chỉ cần sử dụng chu trình Rankine cơ bản là được rồi vì công suất và thông số hơi yêu cầu không cao. Khi đó nhiệt lượng còn lại của hơi sau công tác không lớn lắm và nhiệt thải ra trong bầu ngưng cũng không quá lớn.
Những hệ động lực để lai tua bin, máy phát điện thực tế thì chu trình phức tạp hơn nhiều, còn những hệ thống chỉ sản xuất hơi bão hòa nhằm hâm, sấy... thì gọn nhẹ, đơn giản hơn (ví dụ như hệ thống nồi hơi ở khoa mình).
Re: giúp em với thầy Dũng ....
Bổ sung:
Như vậy, các em phải keep in mind rằng: vấn đề hơi đi đâu không quan trọng, mà là nó có đảm bảo chức năng vận chuyển năng lượng không? Chất môi giới mà.
Như vậy, các em phải keep in mind rằng: vấn đề hơi đi đâu không quan trọng, mà là nó có đảm bảo chức năng vận chuyển năng lượng không? Chất môi giới mà.
Re: giúp em với thầy Dũng ....
thanhk you thâỳ và bạn simile nhiều lắm em đã hiểu được vấn đề rồi
chau_mkt47dh2- Thực tập sinh
- Tổng số bài gửi : 12
Registration date : 18/03/2009
Similar topics
» thày dũng ơi giúp em với
» em co cau hoi cac thay giup voi..
» ai biết về các cach nạp dầu nhờn hệ thống lanh thì giúp với.các cách thật chi tiết đóai biết về các cach nạp dầu nhờn hệ thống lanh thì giúp với.các cách ttheo hinh vẽhật chi tiết đó nếu có thể kèm theo hinh vẽ
» Thầy ơi giúp em với
» nhiet ke cua may lanh su dung Freon
» em co cau hoi cac thay giup voi..
» ai biết về các cach nạp dầu nhờn hệ thống lanh thì giúp với.các cách thật chi tiết đóai biết về các cach nạp dầu nhờn hệ thống lanh thì giúp với.các cách ttheo hinh vẽhật chi tiết đó nếu có thể kèm theo hinh vẽ
» Thầy ơi giúp em với
» nhiet ke cua may lanh su dung Freon
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|